Hiển thị các bài đăng có nhãn Táo bón. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Táo bón. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 24 tháng 11, 2014

12 lời khuyên sau về cách sinh hoạt hàng ngày sau đây sẽ giúp em bé của bạn phát triển một cách toàn diện và mang lại cho bạn một kỳ thai khỏe mạnh. Khi bạn mang thai, bạn cần phải có 1 lối sống tốt để em bé càng khỏe mạnh. Duy trì hoạt động và ăn uống điều độ là những yếu tố quan trọng, và bạn cần phải xem xét một vài trong số những thói quen hằng ngày của mình.

12 lời khuyên này sẽ giúp bạn hiểu dù chỉ những thay đổi nhỏ trong thói quen hằng ngày của bạn nhưng sẽ giúp ích rất nhiều trong thời kì mang thai

1. Có một chế độ ăn hợp lý

Phụ nữ đang mang thai, việc ăn nhiều chất xơ sẽ rất có lợi cho mình, đồng thời giảm việc ăn chất béo; ăn uống lành mạnh để cung cấp cho bạn năng lượng và đáp ứng về nhu cầu dinh dưỡng của em bé trong giai đoạn phát triển.


Chế độ ăn phải đa dạng, cân bằng đầy đủ các dưỡng chất sẽ rất tốt cho thai nhi. Bạn cần phải nhận thức được thực phẩm nào tốt và thực phẩm nào cần nên tránh

2. Cắt giảm bớt một số thực phẩm và đồ uống

Một số thực phẩm và đồ uống bạn nên tránh hay thậm chí phải loại bỏ khỏi chế độ ăn uống của mình khi mang thai. Những loại cần tránh hoàn toàn bao gồm rượu, các loại thực phẩm có hại cho bé. Caffeine và một số loại cá mà bạn chỉ nên ăn một lượng nhỏ để an toàn cho thai nhi.

3. Uống thêm một viên thuốc tổng hợp vitamin

Việc uống thêm một viên thuốc tổng hợp vitamin giúp bổ sung khoáng chất khi mang thai, chẳng hạn như Elevit trong suốt thời kỳ mang thai của bạn. Trong khi mang thai, dinh dưỡng trong chế độ ăn uống của bạn nhất định phải tăng lên đến 150%, dù chế độ ăn uống của bạn có hoàn hảo đến mức nào cũng không thể đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng đang dần tăng lên của bạn. Elevit chứ một hàm lượng axit folic và sắt cao nhất trong các loại vitamin tổng hợp của Úc cộng với hàm lượng Iot có trong Elevit sẽ giúp bạn bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết. Axit folic được chứng minh lâm sàng dùng để giảm nguy cơ khuyết tật ống thần kinh như tật nứt đốt sống. Sắt giúp bạn ngăn ngừa được tình trạng thiếu máu, là một chất quan trọng cho sự phát triển não của thai nhi.

4. Vệ sinh thực phẩm sạch sẽ.

Các biện pháp đơn giản như rửa tay trước khi chế biến thức ăn, giữ cho các vật dụng trong nhà bếp luôn luôn sạch sẽ, rửa trái cây tươi và rau quả, giữ thức ăn ở nhiệt độ phù hợp để tốt cho sức khỏe của bạn và bé.

5. Tham gia lớp học trước khi sinh và cho con bú.

Những bài học đơn giản cho các bà mẹ trước cuộc hành trình mới thú vị của họ sẽ chuẩn bị cho họ những kiến thức về quá trình mang thai, sinh con cũng như nuôi dạy con.

6. Vượt qua thời kì ốm nghén

Ngoài việc mang thai, ốm nghén cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của bạn. Lời khuyên hữu ích để có thể giúp bạn giảm được tần suất và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng buồn nôn và nôn vào buổi sáng. Bổ sung thêm Elevit Morning Sickness sẽ giúp bạn giảm tình trạng này.

7. Giảm táo bón và ợ nóng

Mang thai có thể gây ra táo bón và ợ nóng. Một số biện pháp phổ biến sẽ giúp cho bạn cảm thấy thoải mái hơn

8. Tập thể dục thường xuyên

Điều quan trọng là tập thể dục trong suốt thai kỳ của bạn, giữ cho bạn được thoải mái, giảm bớt căng thẳng cũng như chuẩn bị cho việc sinh nở. Mục tiêu đạt ra cho bạn là ít nhất 30 phút tập thể dục mỗi ngày, một số động tác cơ bản như đi bộ, bơi lội. Nếu bạn đã thường xuyên đi bộ, bạn có thể không cần tập thể dục nhiều. Tránh xa các bài tập vất vả, đổ nhiều mồ hôi. Hãy hỏi ý kiến bác sỹ nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào

9. Bài tập sàn chậu của bạn

Khi thai bắt đầu phát triển, cơ bắp sàn khung chậu của bạn sẽ nặng nề. Kết hợp một số bài tập sàn chậu vào thói quen thể dục của mình để giúp cho việc tăng cường bàng quang của bạn trong và sau khi mang thai.

10. Tránh rượu, ma túy và thuốc lá

Bạn hãy tránh tất cả các loại rượu, ma túy trong khi mang thai và trong thời gian cho con bú để bảo vệ tốt nhất cho con. Nếu bạn đang hút thuốc thì hãy dừng việc đó lại.
Điều quan trọng là phải sinh hoạt lành mạnh trong suốt thời kỳ mang thai, giảm bớt căng thẳng và chuẩn bị cho việc sinh con.

11. Hãy quan tâm đến răng và nướu của bạn.

Đánh răng và dùng chỉ nha khoa một cách nhẹ nhàng khi bạn đang mang thai vì lúc này nướu răng của bạn có thể dễ dàng bị kích thích hơn. Nếu bạn có tình trạng ốm nghén, súc miệng bằng nước sau đó, tránh đánh răng ngay sau khi ói, để làm giảm tác dụng của axit lên men răng. Khi bạn đi khám nha khoa, hãy nói với bác sỹ bạn đang có thai.

12. Giữ khoảng cách với mèo

Nếu nhà bạn có nuôi mèo, hãy mang găng tay để dọn dẹp hoặc nhờ người khác làm vì như vậy sẽ giúp bạn tránh được các vi khuẩn có hại; thêm nữa nếu bạn làm vườn đừng quên mang găng tay.
Hãy giữ lại tất cả những sổ kiểm tra thai kỳ
Chúng tôi đã đưa ra một cách đầy đủ các điều cần làm khi mang thai. Bạn hãy in ra và đọc để hiểu rõ hơn.
Nếu bạn đã từng có một em bé bị khuyết tật ống thần kinh/ nứt đốt sống, hãy đến bác sỹ để được tư vấn cụ thể.

12 lời khuyên trong sinh hoạt của bà bầu

Thứ Bảy, 8 tháng 11, 2014



Nhiều chị em khi mang bầu có thể đối mặt với ốm nghén nhưng lại cảm thấy bất lực với “nỗi khổ khó nói” mang tên táo bón. Theo một khảo sát, có tới hơn ½ số bà bầu phải trải qua cảm giác khó chịu vì táo bón trong quá trình mang thai. Làm thế nào đẻ có thể phòng tránh được táo bón trong thai kỳ? Khi đã “lỡ” bị táo bón thì nên làm thế nào để chữa trị mà vẫn an toàn cho cả mẹ bầu và nhai nhi? Xin mách chị em "Bộ ba” qui tắc ăn uống không thể thiếu cho mẹ bầu để phòng và trị táo bón thai kỳ.

1. Nước

Cơ chế gây ra táo bón thường do thiếu nước khiến phân khô cứng, khó bài tiết. Chính vì vậy, bà mẹ mang thai phải bổ sung nhiều nước. Lượng nước mẹ bầu cần uống mỗi ngày thường 2-3 lít, trong đó bao gồm cả nước tinh khiết, nước canh, súp, hoa quả…. Môt lưu ý nhỏ cho mẹ bầu, để tránh lạnh bụng, chị em nên uống nước ấm, chọn nước sạch, nước khoáng hoặc nước tinh khiết.

2. Thực phẩm giàu chất xơ



Chất xơ có thể làm mềm phân, tạo khuôn, thúc đẩy việc đi tiêu dễ dàng. Thêm vào đó, chất xơ còn có hiệu quả trong việc ngăn ngừa ung thư đại trực tràng, tiểu đường, béo phì, các bệnh khác cho mẹ bầu. Chúng ta đều biết cần phải ăn nhiều chất xơ. Vậy nhưng loại thực phẩm nào giàu chất xơ nhất? Mẹ bầu nên tham khảo những món:

Khoai tây

Khoai tây rất giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa, giúp phát triển bào thai toàn diện, bảo vệ sức khỏe trong thai kỳ cho người mẹ. Mặt khác, khoai tây còn chứa nhiều chất xơ thô có thể giúp thúc đẩy nhu động ruột và tăng tốc quá trình chuyển hóa cholesterol trong ruột, tạo tác dụng nhuận tràng và rất hữu ích cho việc cải thiện táo bón khi mang thai.
Lưu ý: Mẹ bầu không nên chọn những loại khoai tây đã mọc mầm hoặc chuyển màu xanh, tím.

Ngô

Ngô là loại ngũ cốc thô có hàm lượng chất xơ cao, có thể kích thích nhu động ruột và tăng tốc bài tiết phân táo bón tốt khi đang mang thai. Tất nhiên, ngô cũng có nhiều lợi ích khác cho mẹ bầu như nhuận tiểu, điều hòa huyết áp, tăng cường sự trao đổi chất…

Lời khuyên: Chị em nên tránh ăn quá nhiều, dễ gây đau bụng, buồn nôn, đầy hơi.

Đậu nành

Không ai có thể phủ nhận giá trị dinh dưỡng cao của đậu nành – một loại thực phẩm còn được gọi tên là "vua của các loại đậu". Đậu nành có hàm lượng protein và chất xơ rất cao, có lợi cho sự phát triển của thai nhi, giúp thúc đẩy sự trao đổi chất của người mẹ và đương nhiên, có khả năng cải thiện táo bón lâu dài.

Khoai sọ

Khoai sọ là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng cơ bản cho mẹ bầu. Khoai môn giúp bảo vệ hệ tiêu hóa, tăng cường chức năng miễn dịch. Bà mẹ mang thai ăn khoai sọ, có thể thúc đẩy nhu động ruột, không giúp người mẹ hấp thụ và tiêu hóa protein cùng chất dinh dưỡng khác nhanh chóng, mà còn có khả năng loại bỏ các chất béo lắng đọng ở thành mạch máu, có tác dụng điều trị táo bón rất tốt khi mang thai và béo phì.

Đậu lăng

Đậu lăng rất giàu protein, axit amin, vitamin và khoáng chất. Ăn đậu lăng thường xuyên có thể cải thiện tình trạng chán ăn, thúc đẩy đi tiêu dễ dàng.


Bắp cải

Bắp cải giàu chất dinh dưỡng, chất chống oxy hóa, giàu vitamin, axit folic và chất xơ. Mẹ bầu ăn nhiều bắp cải có thể tăng cường tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón, cải thiện khả năng miễn dịch khi mang bầu.

Đậu Hà Lan

Đậu Hà Lan có nhiều các dinh dưỡng khác nhau rất cần thiết cho cơ thể, giúp thúc đẩy sự trao đổi chất và cải thiện hệ thống miễn dịch của cơ thể, điều này sẽ giúp baào thai được phát triển tốt nhất. Thêm vào đó, vỏ đậu Hà Lan chứa nhiều chất xơ sẽ giúp phòng ngừa táo bón hiệu quả.

Khoai lang

Không thể không nhắc đến tác dụng của khoai lang trong việc kích thích bài tiết, tiêu hóa và nhu động ruột, giúp mẹ bầu đi tiêu dễ dàng.

3. Thực phẩm bổ sung thích hợp

Cải thiện táo bón ngoài việc bổ sung chất xơ, mẹ bầu còn nên ăn những thực phẩm chứa nhiều những loại axit lactic và một số thành phần đặc biệt khác có tác dụng nhuận tràng như  

Dâu tây

Dâu tây giàu dinh dưỡng, có chứa nhiều vitamin và khoáng chất như: protein, axit hữu cơ, pectin và chất dinh dưỡng khác cần thiết cho cơ thể mẹ bầu. Điều quan trọng nhất là dâu tây có chứa nhiều pectin có thể giúp tăng cường tiêu hóa, mềm phân, giải quyết những khó chịu về đường tiêu hóa.

Rau diếp

Ăn rau diếp thường xuyên có thể cải thiện lưu thông máu trong hệ tiêu hóa, tăng cường hấp thu chất béo và protein. Khi máu lưu thông tốt, thải được enterotoxin thì sẽ giúp ngăn ngừa táo bón hiệu quả.

Sữa chua

Sữa chua bổ dưỡng, có chứa tất cả các chất dinh dưỡng của sữa tươi, đồng thời giàu axit lactic, axit acetic và axit hữu cơ khác có tác dụng kích thích sự tiết dịch vị, ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn có hại và làm sạch ruột.

Mẹo hay trị táo bón cho bà bầu