Hiển thị các bài đăng có nhãn Ẩn thực. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Ẩn thực. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 24 tháng 11, 2014

12 lời khuyên sau về cách sinh hoạt hàng ngày sau đây sẽ giúp em bé của bạn phát triển một cách toàn diện và mang lại cho bạn một kỳ thai khỏe mạnh. Khi bạn mang thai, bạn cần phải có 1 lối sống tốt để em bé càng khỏe mạnh. Duy trì hoạt động và ăn uống điều độ là những yếu tố quan trọng, và bạn cần phải xem xét một vài trong số những thói quen hằng ngày của mình.

12 lời khuyên này sẽ giúp bạn hiểu dù chỉ những thay đổi nhỏ trong thói quen hằng ngày của bạn nhưng sẽ giúp ích rất nhiều trong thời kì mang thai

1. Có một chế độ ăn hợp lý

Phụ nữ đang mang thai, việc ăn nhiều chất xơ sẽ rất có lợi cho mình, đồng thời giảm việc ăn chất béo; ăn uống lành mạnh để cung cấp cho bạn năng lượng và đáp ứng về nhu cầu dinh dưỡng của em bé trong giai đoạn phát triển.


Chế độ ăn phải đa dạng, cân bằng đầy đủ các dưỡng chất sẽ rất tốt cho thai nhi. Bạn cần phải nhận thức được thực phẩm nào tốt và thực phẩm nào cần nên tránh

2. Cắt giảm bớt một số thực phẩm và đồ uống

Một số thực phẩm và đồ uống bạn nên tránh hay thậm chí phải loại bỏ khỏi chế độ ăn uống của mình khi mang thai. Những loại cần tránh hoàn toàn bao gồm rượu, các loại thực phẩm có hại cho bé. Caffeine và một số loại cá mà bạn chỉ nên ăn một lượng nhỏ để an toàn cho thai nhi.

3. Uống thêm một viên thuốc tổng hợp vitamin

Việc uống thêm một viên thuốc tổng hợp vitamin giúp bổ sung khoáng chất khi mang thai, chẳng hạn như Elevit trong suốt thời kỳ mang thai của bạn. Trong khi mang thai, dinh dưỡng trong chế độ ăn uống của bạn nhất định phải tăng lên đến 150%, dù chế độ ăn uống của bạn có hoàn hảo đến mức nào cũng không thể đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng đang dần tăng lên của bạn. Elevit chứ một hàm lượng axit folic và sắt cao nhất trong các loại vitamin tổng hợp của Úc cộng với hàm lượng Iot có trong Elevit sẽ giúp bạn bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết. Axit folic được chứng minh lâm sàng dùng để giảm nguy cơ khuyết tật ống thần kinh như tật nứt đốt sống. Sắt giúp bạn ngăn ngừa được tình trạng thiếu máu, là một chất quan trọng cho sự phát triển não của thai nhi.

4. Vệ sinh thực phẩm sạch sẽ.

Các biện pháp đơn giản như rửa tay trước khi chế biến thức ăn, giữ cho các vật dụng trong nhà bếp luôn luôn sạch sẽ, rửa trái cây tươi và rau quả, giữ thức ăn ở nhiệt độ phù hợp để tốt cho sức khỏe của bạn và bé.

5. Tham gia lớp học trước khi sinh và cho con bú.

Những bài học đơn giản cho các bà mẹ trước cuộc hành trình mới thú vị của họ sẽ chuẩn bị cho họ những kiến thức về quá trình mang thai, sinh con cũng như nuôi dạy con.

6. Vượt qua thời kì ốm nghén

Ngoài việc mang thai, ốm nghén cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của bạn. Lời khuyên hữu ích để có thể giúp bạn giảm được tần suất và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng buồn nôn và nôn vào buổi sáng. Bổ sung thêm Elevit Morning Sickness sẽ giúp bạn giảm tình trạng này.

7. Giảm táo bón và ợ nóng

Mang thai có thể gây ra táo bón và ợ nóng. Một số biện pháp phổ biến sẽ giúp cho bạn cảm thấy thoải mái hơn

8. Tập thể dục thường xuyên

Điều quan trọng là tập thể dục trong suốt thai kỳ của bạn, giữ cho bạn được thoải mái, giảm bớt căng thẳng cũng như chuẩn bị cho việc sinh nở. Mục tiêu đạt ra cho bạn là ít nhất 30 phút tập thể dục mỗi ngày, một số động tác cơ bản như đi bộ, bơi lội. Nếu bạn đã thường xuyên đi bộ, bạn có thể không cần tập thể dục nhiều. Tránh xa các bài tập vất vả, đổ nhiều mồ hôi. Hãy hỏi ý kiến bác sỹ nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào

9. Bài tập sàn chậu của bạn

Khi thai bắt đầu phát triển, cơ bắp sàn khung chậu của bạn sẽ nặng nề. Kết hợp một số bài tập sàn chậu vào thói quen thể dục của mình để giúp cho việc tăng cường bàng quang của bạn trong và sau khi mang thai.

10. Tránh rượu, ma túy và thuốc lá

Bạn hãy tránh tất cả các loại rượu, ma túy trong khi mang thai và trong thời gian cho con bú để bảo vệ tốt nhất cho con. Nếu bạn đang hút thuốc thì hãy dừng việc đó lại.
Điều quan trọng là phải sinh hoạt lành mạnh trong suốt thời kỳ mang thai, giảm bớt căng thẳng và chuẩn bị cho việc sinh con.

11. Hãy quan tâm đến răng và nướu của bạn.

Đánh răng và dùng chỉ nha khoa một cách nhẹ nhàng khi bạn đang mang thai vì lúc này nướu răng của bạn có thể dễ dàng bị kích thích hơn. Nếu bạn có tình trạng ốm nghén, súc miệng bằng nước sau đó, tránh đánh răng ngay sau khi ói, để làm giảm tác dụng của axit lên men răng. Khi bạn đi khám nha khoa, hãy nói với bác sỹ bạn đang có thai.

12. Giữ khoảng cách với mèo

Nếu nhà bạn có nuôi mèo, hãy mang găng tay để dọn dẹp hoặc nhờ người khác làm vì như vậy sẽ giúp bạn tránh được các vi khuẩn có hại; thêm nữa nếu bạn làm vườn đừng quên mang găng tay.
Hãy giữ lại tất cả những sổ kiểm tra thai kỳ
Chúng tôi đã đưa ra một cách đầy đủ các điều cần làm khi mang thai. Bạn hãy in ra và đọc để hiểu rõ hơn.
Nếu bạn đã từng có một em bé bị khuyết tật ống thần kinh/ nứt đốt sống, hãy đến bác sỹ để được tư vấn cụ thể.

12 lời khuyên trong sinh hoạt của bà bầu

Chủ Nhật, 9 tháng 11, 2014

bữa phụ bà bầu nên ăn gì (ảnh minh họa)

Theo Lương y Nguyễn Đức Nghĩa (Hội Dược liệu TP. HCM), khi mang thai, trạng thái tâm sinh lý của người mẹ có những biến đổi lớn như ốm nghén, thèm ăn, phù, đi tiểu khó, táo bón… Bởi vậy, để việc ăn uống đủ về lượng và tốt về chất, ngoài ba bữa ăn chính, bà bầu cần bổ sung các bữa ăn phụ. Dưới đây là một số món ăn phụ bổ dưỡng mà rất dễ chế biến dành cho các mẹ bầu.


1. Trứng gà xào lá ngải cứu

Nguyên liệu: Lá ngải cứu (còn gọi là cây thuốc cứu, cây thuốc cao, ngải điệp) tươi 1 nắm to; trứng gà ta 2 quả; gia vị, hành khô. Chế biến: Phi thơm hành khô băm nhỏ, cho lá ngải đã rửa sạch và ráo nước vào xào nhanh tay, nêm gia vị cho vừa miệng.
Khi ngải đã tái cho thêm ½ bát ăn cơm nước vào đợi nước sôi trở lại. Đập trứng gà vào nồi ngải, đảo đều tay cho trứng quyện với lá ngải tầm 5 phút. Ăn nóng.
Món ăn này có tác dụng an thai, đặc biệt tốt cho thai kỳ từ 1 – 3 tháng. Một tuần, bà bầu có thể ăn từ 2 – 3 lần.

2. Gà ác hầm sa nhân

Nguyên liệu: Gà ác 1 con; sa nhân 5 quả ; đảng sâm 10 gam; táo khô (táo đỏ) 3 quả.

Chế biến: Cho gà vào nồi, cho lượng nước vừa phải vào đun sôi, sau đó cho tất cả các nguyên liệu trên vào, hầm 1 tiếng. Món ăn có tác dụng bồi bổ, giảm mệt mỏi, tăng cường sức đề kháng. Một tuần, bà bầu có thể ăn 2 lần.

Ăn thêm bữa phụ cung cấp thêm cho bà bầu nguồn dinh dưỡng và
giảm ốm nghén. (ảnh minh họa)

3. Cháo mè đen
Nguyên liệu: 200 gr mè đen; 300 gr dừa nạo; 70 gr đường phèn; 50 gam bột gạo.
Chế biến: Mè đen đãi cho sạch, rửa nước sau đó để ráo, đem phơi khô. Bắc chảo nóng cho mè vào rang chín. Dừa cho vào 600 ml nước lã, vắt lấy 1 lần vừa nước cốt, nước dảo.
Xay nhuyễn mè đen rồi bắc nồi mè đen lên bếp quấy chè liền tay khoảng 3 phút; cho đường, nước dừa vào quấy tiếp tục khoảng 3 phút; cho bột gạo vào cái rây, lược bột vào nồi chè và quấy liền tay đến khi chín.
Món ăn này có tác dụng chống táo bón giảm nám mặt, rụng tóc vốn thường gặp ở các bà mẹ đang mang thai. Bà bầu có thể ăn một tuần một lần.

4. Chè đậu ván

Nguyên liệu: 300 gam đậu ván tươi, bóc vỏ; 300 gam đường cát trắng; 100 gam bột năng.
Chế biến: Nấu đường với 1,5 lít nước cho tan (thường xuyên khuấy để đường không đóng lại dưới đáy nồi, dễ bị vàng hoặc khê). Cho bột năng lỏng (đã hòa với nước) vào, khuấy cho đến khi có độ sánh.

Cho đậu ván vào, trộn đều. Nếu thích có thể ăn kèm với nước cốt dừa. Món ăn này có tác dụng chữa các bệnh cảm nắng, khát nước, tiêu chảy, kiết lỵ ra máu, đau bụng, nôn ọe. Bà bầu có thể ăn liên tục trong tuần.

Lương y Nguyễn Đức Nghĩa lưu ý, để những món ăn trên thực sự ngon miệng và phát huy những tác dụng tích cực, nên chú ý chọn những nguyên liệu chế biến đảm bảo sạch có nguồn gốc rõ ràng, không sử dụng chất bảo quản.

Dinh dưỡng của người mẹ trong thời gian mang thai tác động rất lớn đến thể chất và tinh thần của bé sau này. Bởi vậy, bên cạnh việc khám thai định kỳ thì việc ăn uống đầy đủ, khoa học là yêu cầu thiết với các mẹ bầu.

Bữa phụ bà bầu nên ăn gì?