Thứ Hai, 24 tháng 11, 2014

12 lời khuyên sau về cách sinh hoạt hàng ngày sau đây sẽ giúp em bé của bạn phát triển một cách toàn diện và mang lại cho bạn một kỳ thai khỏe mạnh. Khi bạn mang thai, bạn cần phải có 1 lối sống tốt để em bé càng khỏe mạnh. Duy trì hoạt động và ăn uống điều độ là những yếu tố quan trọng, và bạn cần phải xem xét một vài trong số những thói quen hằng ngày của mình.

12 lời khuyên này sẽ giúp bạn hiểu dù chỉ những thay đổi nhỏ trong thói quen hằng ngày của bạn nhưng sẽ giúp ích rất nhiều trong thời kì mang thai

1. Có một chế độ ăn hợp lý

Phụ nữ đang mang thai, việc ăn nhiều chất xơ sẽ rất có lợi cho mình, đồng thời giảm việc ăn chất béo; ăn uống lành mạnh để cung cấp cho bạn năng lượng và đáp ứng về nhu cầu dinh dưỡng của em bé trong giai đoạn phát triển.


Chế độ ăn phải đa dạng, cân bằng đầy đủ các dưỡng chất sẽ rất tốt cho thai nhi. Bạn cần phải nhận thức được thực phẩm nào tốt và thực phẩm nào cần nên tránh

2. Cắt giảm bớt một số thực phẩm và đồ uống

Một số thực phẩm và đồ uống bạn nên tránh hay thậm chí phải loại bỏ khỏi chế độ ăn uống của mình khi mang thai. Những loại cần tránh hoàn toàn bao gồm rượu, các loại thực phẩm có hại cho bé. Caffeine và một số loại cá mà bạn chỉ nên ăn một lượng nhỏ để an toàn cho thai nhi.

3. Uống thêm một viên thuốc tổng hợp vitamin

Việc uống thêm một viên thuốc tổng hợp vitamin giúp bổ sung khoáng chất khi mang thai, chẳng hạn như Elevit trong suốt thời kỳ mang thai của bạn. Trong khi mang thai, dinh dưỡng trong chế độ ăn uống của bạn nhất định phải tăng lên đến 150%, dù chế độ ăn uống của bạn có hoàn hảo đến mức nào cũng không thể đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng đang dần tăng lên của bạn. Elevit chứ một hàm lượng axit folic và sắt cao nhất trong các loại vitamin tổng hợp của Úc cộng với hàm lượng Iot có trong Elevit sẽ giúp bạn bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết. Axit folic được chứng minh lâm sàng dùng để giảm nguy cơ khuyết tật ống thần kinh như tật nứt đốt sống. Sắt giúp bạn ngăn ngừa được tình trạng thiếu máu, là một chất quan trọng cho sự phát triển não của thai nhi.

4. Vệ sinh thực phẩm sạch sẽ.

Các biện pháp đơn giản như rửa tay trước khi chế biến thức ăn, giữ cho các vật dụng trong nhà bếp luôn luôn sạch sẽ, rửa trái cây tươi và rau quả, giữ thức ăn ở nhiệt độ phù hợp để tốt cho sức khỏe của bạn và bé.

5. Tham gia lớp học trước khi sinh và cho con bú.

Những bài học đơn giản cho các bà mẹ trước cuộc hành trình mới thú vị của họ sẽ chuẩn bị cho họ những kiến thức về quá trình mang thai, sinh con cũng như nuôi dạy con.

6. Vượt qua thời kì ốm nghén

Ngoài việc mang thai, ốm nghén cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của bạn. Lời khuyên hữu ích để có thể giúp bạn giảm được tần suất và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng buồn nôn và nôn vào buổi sáng. Bổ sung thêm Elevit Morning Sickness sẽ giúp bạn giảm tình trạng này.

7. Giảm táo bón và ợ nóng

Mang thai có thể gây ra táo bón và ợ nóng. Một số biện pháp phổ biến sẽ giúp cho bạn cảm thấy thoải mái hơn

8. Tập thể dục thường xuyên

Điều quan trọng là tập thể dục trong suốt thai kỳ của bạn, giữ cho bạn được thoải mái, giảm bớt căng thẳng cũng như chuẩn bị cho việc sinh nở. Mục tiêu đạt ra cho bạn là ít nhất 30 phút tập thể dục mỗi ngày, một số động tác cơ bản như đi bộ, bơi lội. Nếu bạn đã thường xuyên đi bộ, bạn có thể không cần tập thể dục nhiều. Tránh xa các bài tập vất vả, đổ nhiều mồ hôi. Hãy hỏi ý kiến bác sỹ nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào

9. Bài tập sàn chậu của bạn

Khi thai bắt đầu phát triển, cơ bắp sàn khung chậu của bạn sẽ nặng nề. Kết hợp một số bài tập sàn chậu vào thói quen thể dục của mình để giúp cho việc tăng cường bàng quang của bạn trong và sau khi mang thai.

10. Tránh rượu, ma túy và thuốc lá

Bạn hãy tránh tất cả các loại rượu, ma túy trong khi mang thai và trong thời gian cho con bú để bảo vệ tốt nhất cho con. Nếu bạn đang hút thuốc thì hãy dừng việc đó lại.
Điều quan trọng là phải sinh hoạt lành mạnh trong suốt thời kỳ mang thai, giảm bớt căng thẳng và chuẩn bị cho việc sinh con.

11. Hãy quan tâm đến răng và nướu của bạn.

Đánh răng và dùng chỉ nha khoa một cách nhẹ nhàng khi bạn đang mang thai vì lúc này nướu răng của bạn có thể dễ dàng bị kích thích hơn. Nếu bạn có tình trạng ốm nghén, súc miệng bằng nước sau đó, tránh đánh răng ngay sau khi ói, để làm giảm tác dụng của axit lên men răng. Khi bạn đi khám nha khoa, hãy nói với bác sỹ bạn đang có thai.

12. Giữ khoảng cách với mèo

Nếu nhà bạn có nuôi mèo, hãy mang găng tay để dọn dẹp hoặc nhờ người khác làm vì như vậy sẽ giúp bạn tránh được các vi khuẩn có hại; thêm nữa nếu bạn làm vườn đừng quên mang găng tay.
Hãy giữ lại tất cả những sổ kiểm tra thai kỳ
Chúng tôi đã đưa ra một cách đầy đủ các điều cần làm khi mang thai. Bạn hãy in ra và đọc để hiểu rõ hơn.
Nếu bạn đã từng có một em bé bị khuyết tật ống thần kinh/ nứt đốt sống, hãy đến bác sỹ để được tư vấn cụ thể.

12 lời khuyên trong sinh hoạt của bà bầu

Thứ Tư, 12 tháng 11, 2014

Nhiều người trước khi mang thai không hề bị táo bón nhưng sau đó, bị triệu chứng này trong suốt thai kỳ. Có thể nguyên nhân là do thai nhi chèn ép vào cơ quan tiêu hóa, ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa.

Tuy nhiên, có một nguyên nhân khác dẫn đến việc bà bầu bị táo bón là do thói quen ăn uống của các bà bầu, khiến tính trạng này càng trở nên nặng hơn.

Trong quá trình mang thai, nội tiết tố của bà bầu thay đổi rất nhiều, gây ra ảnh hưởng nhiều đến đường ruột và hệ tiêu hóa. Lượng hormone bà bầu tiết ra giúp nới lỏng các cơ trong cơ thể người mẹ và giúp thai nhi phát triển. Ngược lại, các cơ nới lỏng cũng đẩy áp lực lên hệ tiêu hóa, dẫn đến việc đào thải chất thừa ra ngoài gặp khó khăn.




Khi mang thai, bà bầu nào cũng được khuyên bổ sung nhiều sắt để phòng chống dị tật bẩm sinh cho thai nhi và cung cấp đủ chất nuôi dưỡng cho con. Tuy nhiên, chất sắt có quá nhiều trong cơ thể người mẹ cũng là nguyên nhân gây ra táo bón.

Tuy nhiên, bổ sung quá nhiều chất xơ trong khẩu phần ăn cũng có những mặt hạn chế vì nó ảnh hưởng tới việc hấp thu các khoáng chất như kẽm, magiê, sắt và sinh tố nhóm B cũng như làm giảm hiệu quả của việc chuyển hóa tiền sinh tố A thành sinh tố nhóm A. Vì vậy mẹ bầu nên cân đối lượng chất xơ trong thực đơn nhé.

1. Chuối


Chuối là loại quả cung cấp kali và axit folic tuyệt vời. Bên cạnh đó, chuối còn giàu vitamin B6, đảm bảo cho sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi.

Một quả chuối cỡ vừa có 3g chất xơ. Chuối còn chứa pectin – một loại chất xơ được chứng minh giúp thức ăn co bóp tốt trong đường tiêu hóa (lê và táo cũng có chất xơ này).



2. Cam


Theo các nhà khoa học, cam là một trong những loại trái cây có chứa nhiều vitamin C, vitamin A, canxi và chất xơ… rất bổ dưỡng cho cơ thể phụ nữ mang thai.Một quả cam cỡ trung bình có 3g chất xơ (trong khi nước cam ép thì ít xơ hơn). Ăn cam làm giảm gia tăng lượng đường trong máu, tốt cho người mẹ bị chứng tiểu đường thai kỳ.



3. Táo

Táo và vỏ quả táo có nhiều chất xơ hơn các loại hoa quả khác như đào, nho, bưởi. Lượng chất xơ hòa tan trong táo còn giúp điều chỉnh lượng cholesterol cho những người có lượng cholesterol cao.

Lưu ý cho mẹ bầu một điều là khi ăn táo hãy ăn cả bỏ để không bỏ phí lượng chất xơ nhé.









4. Dưa bắp cải


Món ăn truyền thống được lên men như dưa bắp cải có đến 3 gam chất xơ trong một bát nhỏ. Dưa bắp cải cũng cung cấp thêm vitamin C và sắt cho mẹ bầu.

Dưới tác dụng của men vi sinh vật, gluxit, đạm biến đổi thành các axitcamin dễ hấp thu. Các chất xơ trong rau quả cũng được thuỷ phân, thành dạng dễ tiêu hoá hơn.Để đảm bảo vệ sinh cũng như giữ gìn sức khỏe, tốt nhất bà bầu nên ăn dưa bắp cải đã được nấu chín như món dưa xào hay canh dưa bắp cải.Tuy nhiên, mẹ bầu cũng không nên ăn dưa chua quá thường xuyên và tránh ăn các loại dưa đã quá chua, nổi váng đen, trắng hoặc có hiện tượng nhầy nhớt vì đây là giai đoạn bắt đầu xuất hiện nấm mốc.

5. Súp lơ xanh

Ngoài vitamin C, folate, sắt, canxi, beta-caroten, súp lơ xanh còn dồi dào chất xơ. Một phần súp lơ nấu canh, luộc hoặc xào với thịt gà rất ngon miệng, lại bổ dưỡng.Ngoài ra, súp lơ xanh còn rất giàu chất chống oxy hóa, tốt cho hệ tiêu hóa của phụ nữ mang thai.









6. Quả lê


Một quả lê nhỏ có 4,3g chất xơ, sánh ngang lượng chất xơ có trong mận khô. Lê còn bổ sung folate, kali, vitamin C cho chế độ ăn uống của người mẹ. Mang theo một quả lê nhỏ tới công sở như một bữa ăn phụ dễ dàng.Ngoài ra, trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu thường bị phù nề mặt và tay chân, xuất hiện triệu chứng huyết áp cao, ăn lê thường xuyên sẽ khắc phục tình trạng này.




7. Bông atiso


Một bông Atiso có chứa 10 gam chất xơ nhưng lại chỉ có 120 gam calo nên giúp mẹ bầu không bị tăng cân quá nhiều trong thời kỳ mang thai.










8. Bí ngô


Ngoài chất xơ, bí ngô còn chứa nhiều dinh dưỡng quan trọng khác như beta-caroten, vitamin E, vitamin B6, folate, sắt, magiê. Bí ngô đem hầm nhừ hoặc nấu canh đều rất tốt.
Không những thế bí ngô còn được chứng minh chứa chất chống stress, giúp bà bầu có tinh thần phấn chấn.

9. Các loại đỗ

Các loại đỗ luôn đứng đầu trong danh sách các thực phẩm giàu chất xơ. Một nửa bát đỗ nhỏ nấu chín cung cấp 9,5g chất xơ mỗi ngày. Đỗ giàu chất xơ hòa tan tự nhiên (một loại chất xơ giúp ngăn chặn tăng nhanh lượng đường trong máu sau bữa cơm, rất tốt cho người mẹ bị đái tháo đường).

10. Khoai lang

Khoai lang chứa rất ít chất béo lại không có cholesterol. Vì thành phần có nhiều chất xơ nên cả củ và rau khoai lang đều có thể chế biến thành nhiều món ăn có tác dụng giúp nhuận tràng cho các bà bầu, phòng ngừa bệnh táo bón.

 Ăn khoai lang ở mức độ vừa phải (100g/ngày) rất có lợi cho hệ tiêu hóa vì thành phần vitamin C và các acid amin giúp kích thích nhu động ruột, làm quá trình tiêu hóa thức ăn trở nên dễ dàng hơn. Nhưng các Bà bầu cũng cần lưu ý,ăn quá nhiều khoai lang cũng có thể gây thừa cân béo phì hoặc đầy bụng khó tiêu do thừa đường.Nỗi lo lắng vì táo bón sẽ không còn nữa các bà bầu thường xuyên sử dụng những loại thực phẩm trên sẽ giúp ngăn ngừa táo bón hiệu quả đấy. Chúc các bà bầu luôn có sức khỏe thật tốt.

10 loại thực phẩm phòng ngừa táo bón cho bà bầu

Để có một thai kỳ khỏe mạnh, ngoài các yếu tố khác thì chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu đóng vai trò vô cùng quan trọng, bên cạnh những dưỡng chất quan trọng như đạm, tinh bột, chất béo,…., Trong quả bơ có chứa hơn 14 loại vitamin và khoáng chất bao gồm folate, canxi, sắt, đồng, magiê, phốtpho, kali, natri, kẽm mangan và selen. Bơ cũng rất giàu chất chống oxy hoá, có tác dụng ngăn ngừa hình thành các gốc tự do dẫn đến gây ung thư, đục thuỷ tinh thể, lão hóa da, giúp duy trì làn da săn chắc.

Là một trong rất ít loại trái không có cholesterol, mà lại có chứa chất béo đơn không bảo hòa, đây là loại chất béo tốt cho cơ thể giúp làm giãm hàm lượng cholesterol. Quả bơ có chứa hàm lượng protein cao nhất so với các loại quả khác, cao gần như tương đương với sữa. Ngoài ra, Trái bơ còn có hàm lượng muối thấp, chất xơ cao, có hàm lượng lutein cao, có chất carotenoid tự nhiên giúp mắt sáng và duy trì một làn da đẹp.

Điều tuyệt vời hơn, quả bơ còn có tác dụng ngăng ngừa dị tật thai nhi vì có chứa nhiều folate. Với những bà bầu bị ốm nghén, thì nên ăn quả bơ mỗi ngày vì trong quả bơ có chứa Vitamin B6, giúp giảm thiểu cơn buồn nôn cho thai phụ. Vitamin B6 cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, hỗ trợ sản xuất hồng cầu.

Trong quả bơ còn chứa nhiều vitamin K, đóng vai trò rất quan trọng vào quá trình làm đông máu cũng như giúp hoạt hóa một số protein trong xương để xương có thể phát triển khỏe mạnh.

Lợi ích của trái bơ đối với sức khỏe

1. Giúp điều chỉnh huyết áp: 

Với hàm lượng cao axít folic và kali có trong trái bơ sẽ giúp điều chỉnh huyết áp và chống đột quỵ, cũng như ngăn ngừa những vấn đề về tim và các bệnh liên quan đến hệ tuần hoàn.

2. Giảm cholesterol gây hại: 

Thành phần axít oleic và linoleic chứa trong trái bơ có tác dụng làm giảm mức cholesterol xấu (LDL) và gia tăng lượng cholesterol có ích cho cơ thể.
Mẹ bầu có biết bà bầu ăn quả bơ rất tốt cho thai nhi ? tac dung qua bo giaoduc.net .vn2 5
Trái bơ là nguồn thực phẩm rất giàu axit folic, ba bau an qua bo có lợi cho sức khỏe.

3. Trị loét bao tử: 

Bơ giúp làm dịu phần bề ngoài nhạy cảm, niêm mạc của bao tử và tá tràng, do vậy sẽ có tác dụng điều trị hiệu quả các vết loét.

4. Tăng cường hệ miễn dịch:

Việc dùng bơ thường xuyên có tác dụng duy trì tình trạng khỏe khoắn và tăng cường hệ miễn dịch.

5. Cải thiện khả năng thị giác:

Các chất antioxidants chứa trong trái bơ giúp trung hòa các gốc tự do, cải thiện thị giác và phòng tránh các bệnh về mắt, như bệnh loạn thị, bệnh tăng nhãn áp và bệnh đục thủy tinh thể.

6. Giúp hơi thở thơm tho:


Các thành phần trong trái bơ có tác dụng tẩy trừ các chất cặn bã đã bị phân hủy trong đường ruột.

7. Ngăn ngừa sạn thận: 

Chất kali chứa nhiều trong trái bơ giúp làm giảm lượng can-xi bài tiết qua đường nước tiểu, nhờ thế sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh sạn thận.

8. Giúp thai nhi phát triển: 

Thành phần axít folic trong trái bơ đóng vai trò có ích và quan trọng cho quá trình phát triển các mô mạnh khỏe của bào thai.

9. Ngăn ngừa tình trạng nôn ói ở thai phụ:

Vitamine B6 có trong trái bơ có thể giúp làm dịu cảm giác buồn nôn và khó chịu ở bao tử của chị em trong suốt thời gian thai nghén.

10. Phòng tránh ung thư tuyến tiền liệt: 

Chất phytonutrient có trong trái bơ có tác dụng ngăn ngừa quá trình phát triển của các tế bào ung thư ở tuyến tiền liệt.

11. Tăng cường độ khỏe khoắn của hệ thần kinh và cơ bắp:

Lượng kali chứa trong trái bơ giúp cân bằng các chất điện phân, giúp các cơ bắp hoạt động hiệu quả, đồng thời còn giúp tăng cường năng lượng cho hệ thần kinh và quá trình trao đổi chất trong cơ thể.

12 Ngăn ngừa bệnh vẩy nến:

Theo các chuyên gia, chất dầu có trong trái bơ rất có ích trong việc điều trị các chứng bệnh về da như bệnh vẩy nến và chứng khô da.
Công dụng tuyệt vời đối với người mang thai
1. Ngăn ngừa dị tật:

Những chị em đang mang thai hoặc có ý định mang thai không nên bỏ qua bơ vì loại trái cây này chứa nhiều folate. Folate từ lâu đã không hổ danh là một vitamin của thai phụ vì có tác dụng ngăn ngừa việc sinh con dị tật.

Mẹ bầu có biết bà bầu ăn quả bơ rất tốt cho thai nhi ? trai bo thuc don giam can hieu quaQuả bơ cũng rất an toàn và giàu dinh dưỡng đối với phụ nữ đang trong giai đoạn cho con bú.

2. Bảo vệ tim mạch: 

Folate có trong trái bơ cũng tăng cường các hoạt động chức năng của thần kinh, bảo vệ tim mạch tốt do tác động kép. Folate làm giảm hàm lượng chất homocystein (thủ phạm chính gây ra các bệnh về tim mạch), còn chất oleic acid làm giảm chứng xơ vữa động mạch.

Trái bơ cũng có chứa một lượng kali (potassium), nhờ đó có khả năng hạ huyết áp, ngừa đột quỵ…
Một nghiên cứu được đăng tải trong Journal of Nutrition cho thấy, việc ăn trái bơ trong bữa cơm sẽ giúp cơ thể hấp thu thêm nhiều chất dinh dưỡng khác như alpha-carotene, beta- carotene, lutein, lycopene… vì chúng cần có sự hiện diện của chất béo để được hấp thu tốt hơn.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thai phụ nên tiêu thụ khoảng 600-800mcg folate mỗi ngày để phòng khuyết tật ống thần kinh và xương sống ở bào thai. Vì vậy, ba bau an qua bo trong thời gian cần bổ sung folate vào cơ thể.

3. Giảm chứng ốm nghén: 

Ngoài ra, bơ còn chứ nguồn vitamin B6 dồi dào, có tác dụng giảm thiểu cơn buồn nôn cho thai phụ. Vitamin B6 cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, hỗ trợ sản xuất hồng cầu.
Bên cạnh đó, quả bơ cũng rất an toàn và giàu dinh dưỡng đối với phụ nữ đang trong giai đoạn cho con bú.


Một số bài thuốc chữa bệnh từ trái bơ
1. Quả bơ 200g, hoa nhài 50g, mật ong 30g, thịt quả bơ hấp chín, sấy khô, hoa nhài phơi khô, cả hai thứ tán thành bột mịn, trộn mật ong viên thành từng viên khoảng bằng hạt ngô. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 5 viên, uống với nước sôi để nguội. Tác dụng ổn định thần kinh.

2. Quả bơ 300g, nghệ vàng 150g, mật ong 50ml. Lấy thịt quả bơ hấp chín, sấy khô, nghệ vàng phơi khô, tán thành bột mịn, dùng mật ong luyện thành viên bằng hạt ngô, phơi khô. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 5 viên, uống với nước sôi để nguội. Tác dụng chữa đau dạ dày.

3. Vỏ trái bơ có tác dụng chống giun sán. Lá, vỏ, cành non cây bơ trị tiêu chảy, lỵ, trừ ngộ độc thức ăn, giảm ho: lấy 20-40g lá hoặc vỏ cành bơ sắc với 750ml, 300ml nước thuốc chia làm 3 lần uống trong ngày trước bữa ăn. Lưu ý, bài thuốc này có tác dụng kích thích kinh nguyệt và có thể gây sẩy thai nên phụ nữ trong thời kỳ mang thai không nên dùng.

4 Hạt bơ: dầu chiết từ hạt bơ có tác dụng nuôi dưỡng, bảo vệ da tươi tắn, làm mềm dịu các loại da khô, sần sùi, bong vảy, ngoài ra còn dùng làm dầu xoa mát xa vùng đầu, kích thích da đầu, giúp tóc mau mọc.

Công dụng của quả bơ đối với dinh dưỡng của thai nhi

Thứ Ba, 11 tháng 11, 2014

Đa phần mọi người nghĩ chế độ ăn không ảnh hưởng tới việc sinh con trai, nhưng đó là suy nghĩ sai lầm, vì chế độ ăn cũng ảnh hưởng không nhỏ trong việc sinh con trai của các bạn.

1 Chế độ dinh dưỡng cho người chồng

Hãy tưởng tưởng tượng việc sinh con như việc gieo hạt, nếu bạn gieo nhiều hạt đỗ thì khả năng các hạt nảy mầm sẽ cao hơn là bạn chỉ gieo 1 hạt đỗ, việc sinh con cũng vậy, bạn nên có chế độ ăn hợp lí để tăng cả chất lượng và số lượng tinh trùng, điều này giúp số lượng tinh trùng Y cao hơn và khả năng tinh trùng Y gặp trứng cao hơn, muốn làm được điều này bạn nên có chế độ ăn giàu kẽm.

an-gi-de-sinh-uoc-con-trai


Thực phẩm giàu kẽm: hải sản, sò, cùi dừa, trứng gà …

Tăng cường ăn rau quả có chứa vitamin B, ăn cay 1 chút.

Kiêng giảm ăn các đồ ăn thức uống có chứa cồn và chất kích thích như bia, rượu, cà phê, thuốc lá…

Các anh nên biết muốn sinh được con trai, thì người quan trọng nhất là các anh, bởi các tinh trùng Y khi gặp trứng sẽ tạo thành hợp tử phát triển thành thai nhi mang giới tính nam. Chính vì vậy, để tạo ra được nhiều tinh trùng mang nhiễm sắc thể Y, các anh nên ăn nhiều thức ăn có chứa nhiều kẽm, chất này có nhiều trong trứng gà, hải sản,… ngoài ra, cũng nên bổ sung thêm vitamin B có trong các loại trái cây, ăn cay một chút cũng tăng tỉ lệ sinh con trai.

Các anh phải giảm các thức uống có cồn như rượu, bia, các chất kích thích như thuốc lá, cà phê vì các chất này sẽ làm cho chất lượng tinh trùng không tốt, nếu sử dụng nhiều dẫn đến đứa bé sinh ra bị yếu hoặc có khi quái thai.

2 Chế độ dinh dưỡng cho người vợ

Các chị vợ cũng cần phải ăn uống đủ chất, kiêng khem để tạo cho môi trường dung môi chứa trứng tốt, giúp các tinh trùng Y có thể sống và tiến đến trứng.

an-gi-de-sinh-uoc-con-trai

Cũng như các anh, các chị nên ăn các thức ăn có chứa nhiều kẽm và đạm như thịt bò, hải sản, ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi. Các chị cũng nên ăn đồ ngọt và các đồ chiên rán sẽ giúp cho tỉ lệ thụ thai con trai tăng cao hơn. Việc kiêng cữ các chất kích thích, bia rượu, các chất có cồn là điều hiển nhiên ên ăn thức ăn ngọt, hơi mặn, đồ chiên rán như bánh chuối, bánh khoai…

Ăn thức ăn giàu vitamin B, kẽm, đạm như thịt bò, cùi dừa, trứng gà, rau xanh và hoa quả tươi…

Giảm hạn chế thức phẩm giàu magie và canxi.

Tránh các thức ăn đồ uống chứa cồn, chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê


Bảng thực phẩm Giúp bạn tăng khả năng sinh con trai


Lọai Thực phẩm dùng được Thực phẩm nên tránh
Thức uống Trà, cà phê, nước cô ca, nước khoáng natri Sữa và thức uống bằng sữa, nước khoáng calci.
Thịt Có thể ăn tất cả theo ý muốn Xúc xích, giăm bông, thịt hun khói, thịt hộp….
Ăn theo ý muốn Ốc biển, vỏ trứng, tôm, ngao, sò, cua
Trứng Không nên ăn Nước sốt, các loại bơ, kem có trứng
Pho mát/sữa Ăn được với bánh mỳ, bánh quy
Bánh mỳ Bánh mỳ với sữa, bánh kẹp Bánh mì và bitcốt mặn, bích quy
Ngũ cốc Ngũ cốc phơi khô, xay tự nhiên
Rau Khoai tây, nấm, atiso, mùi tây, đậu trắng khô, đậu Hà lan, ngô hạt, chuối, chà là, mơ, cam, anh đào Xà lách xanh, đậu xanh, mồng tơi
Hoa quả tươi Quả lật, ô mai, mơ khô, chà là, quả vải khô
Các quả có dầu Thạch mứt, chocolate, dưa chuột, ô liu mặn, nước muối Turshi phỉ, hồ đào lạc (dù mặn)
Thứ khác Trức tráng miệng và gatô không sữa, ăn mặn đến mức tối đa Thức tráng miệng có sữa, kem lạnh nước đá, súp sữa

Ăn gì để sinh được con trai?

Chủ Nhật, 9 tháng 11, 2014

bữa phụ bà bầu nên ăn gì (ảnh minh họa)

Theo Lương y Nguyễn Đức Nghĩa (Hội Dược liệu TP. HCM), khi mang thai, trạng thái tâm sinh lý của người mẹ có những biến đổi lớn như ốm nghén, thèm ăn, phù, đi tiểu khó, táo bón… Bởi vậy, để việc ăn uống đủ về lượng và tốt về chất, ngoài ba bữa ăn chính, bà bầu cần bổ sung các bữa ăn phụ. Dưới đây là một số món ăn phụ bổ dưỡng mà rất dễ chế biến dành cho các mẹ bầu.


1. Trứng gà xào lá ngải cứu

Nguyên liệu: Lá ngải cứu (còn gọi là cây thuốc cứu, cây thuốc cao, ngải điệp) tươi 1 nắm to; trứng gà ta 2 quả; gia vị, hành khô. Chế biến: Phi thơm hành khô băm nhỏ, cho lá ngải đã rửa sạch và ráo nước vào xào nhanh tay, nêm gia vị cho vừa miệng.
Khi ngải đã tái cho thêm ½ bát ăn cơm nước vào đợi nước sôi trở lại. Đập trứng gà vào nồi ngải, đảo đều tay cho trứng quyện với lá ngải tầm 5 phút. Ăn nóng.
Món ăn này có tác dụng an thai, đặc biệt tốt cho thai kỳ từ 1 – 3 tháng. Một tuần, bà bầu có thể ăn từ 2 – 3 lần.

2. Gà ác hầm sa nhân

Nguyên liệu: Gà ác 1 con; sa nhân 5 quả ; đảng sâm 10 gam; táo khô (táo đỏ) 3 quả.

Chế biến: Cho gà vào nồi, cho lượng nước vừa phải vào đun sôi, sau đó cho tất cả các nguyên liệu trên vào, hầm 1 tiếng. Món ăn có tác dụng bồi bổ, giảm mệt mỏi, tăng cường sức đề kháng. Một tuần, bà bầu có thể ăn 2 lần.

Ăn thêm bữa phụ cung cấp thêm cho bà bầu nguồn dinh dưỡng và
giảm ốm nghén. (ảnh minh họa)

3. Cháo mè đen
Nguyên liệu: 200 gr mè đen; 300 gr dừa nạo; 70 gr đường phèn; 50 gam bột gạo.
Chế biến: Mè đen đãi cho sạch, rửa nước sau đó để ráo, đem phơi khô. Bắc chảo nóng cho mè vào rang chín. Dừa cho vào 600 ml nước lã, vắt lấy 1 lần vừa nước cốt, nước dảo.
Xay nhuyễn mè đen rồi bắc nồi mè đen lên bếp quấy chè liền tay khoảng 3 phút; cho đường, nước dừa vào quấy tiếp tục khoảng 3 phút; cho bột gạo vào cái rây, lược bột vào nồi chè và quấy liền tay đến khi chín.
Món ăn này có tác dụng chống táo bón giảm nám mặt, rụng tóc vốn thường gặp ở các bà mẹ đang mang thai. Bà bầu có thể ăn một tuần một lần.

4. Chè đậu ván

Nguyên liệu: 300 gam đậu ván tươi, bóc vỏ; 300 gam đường cát trắng; 100 gam bột năng.
Chế biến: Nấu đường với 1,5 lít nước cho tan (thường xuyên khuấy để đường không đóng lại dưới đáy nồi, dễ bị vàng hoặc khê). Cho bột năng lỏng (đã hòa với nước) vào, khuấy cho đến khi có độ sánh.

Cho đậu ván vào, trộn đều. Nếu thích có thể ăn kèm với nước cốt dừa. Món ăn này có tác dụng chữa các bệnh cảm nắng, khát nước, tiêu chảy, kiết lỵ ra máu, đau bụng, nôn ọe. Bà bầu có thể ăn liên tục trong tuần.

Lương y Nguyễn Đức Nghĩa lưu ý, để những món ăn trên thực sự ngon miệng và phát huy những tác dụng tích cực, nên chú ý chọn những nguyên liệu chế biến đảm bảo sạch có nguồn gốc rõ ràng, không sử dụng chất bảo quản.

Dinh dưỡng của người mẹ trong thời gian mang thai tác động rất lớn đến thể chất và tinh thần của bé sau này. Bởi vậy, bên cạnh việc khám thai định kỳ thì việc ăn uống đầy đủ, khoa học là yêu cầu thiết với các mẹ bầu.

Bữa phụ bà bầu nên ăn gì?

Thứ Bảy, 8 tháng 11, 2014



Nhiều chị em khi mang bầu có thể đối mặt với ốm nghén nhưng lại cảm thấy bất lực với “nỗi khổ khó nói” mang tên táo bón. Theo một khảo sát, có tới hơn ½ số bà bầu phải trải qua cảm giác khó chịu vì táo bón trong quá trình mang thai. Làm thế nào đẻ có thể phòng tránh được táo bón trong thai kỳ? Khi đã “lỡ” bị táo bón thì nên làm thế nào để chữa trị mà vẫn an toàn cho cả mẹ bầu và nhai nhi? Xin mách chị em "Bộ ba” qui tắc ăn uống không thể thiếu cho mẹ bầu để phòng và trị táo bón thai kỳ.

1. Nước

Cơ chế gây ra táo bón thường do thiếu nước khiến phân khô cứng, khó bài tiết. Chính vì vậy, bà mẹ mang thai phải bổ sung nhiều nước. Lượng nước mẹ bầu cần uống mỗi ngày thường 2-3 lít, trong đó bao gồm cả nước tinh khiết, nước canh, súp, hoa quả…. Môt lưu ý nhỏ cho mẹ bầu, để tránh lạnh bụng, chị em nên uống nước ấm, chọn nước sạch, nước khoáng hoặc nước tinh khiết.

2. Thực phẩm giàu chất xơ



Chất xơ có thể làm mềm phân, tạo khuôn, thúc đẩy việc đi tiêu dễ dàng. Thêm vào đó, chất xơ còn có hiệu quả trong việc ngăn ngừa ung thư đại trực tràng, tiểu đường, béo phì, các bệnh khác cho mẹ bầu. Chúng ta đều biết cần phải ăn nhiều chất xơ. Vậy nhưng loại thực phẩm nào giàu chất xơ nhất? Mẹ bầu nên tham khảo những món:

Khoai tây

Khoai tây rất giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa, giúp phát triển bào thai toàn diện, bảo vệ sức khỏe trong thai kỳ cho người mẹ. Mặt khác, khoai tây còn chứa nhiều chất xơ thô có thể giúp thúc đẩy nhu động ruột và tăng tốc quá trình chuyển hóa cholesterol trong ruột, tạo tác dụng nhuận tràng và rất hữu ích cho việc cải thiện táo bón khi mang thai.
Lưu ý: Mẹ bầu không nên chọn những loại khoai tây đã mọc mầm hoặc chuyển màu xanh, tím.

Ngô

Ngô là loại ngũ cốc thô có hàm lượng chất xơ cao, có thể kích thích nhu động ruột và tăng tốc bài tiết phân táo bón tốt khi đang mang thai. Tất nhiên, ngô cũng có nhiều lợi ích khác cho mẹ bầu như nhuận tiểu, điều hòa huyết áp, tăng cường sự trao đổi chất…

Lời khuyên: Chị em nên tránh ăn quá nhiều, dễ gây đau bụng, buồn nôn, đầy hơi.

Đậu nành

Không ai có thể phủ nhận giá trị dinh dưỡng cao của đậu nành – một loại thực phẩm còn được gọi tên là "vua của các loại đậu". Đậu nành có hàm lượng protein và chất xơ rất cao, có lợi cho sự phát triển của thai nhi, giúp thúc đẩy sự trao đổi chất của người mẹ và đương nhiên, có khả năng cải thiện táo bón lâu dài.

Khoai sọ

Khoai sọ là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng cơ bản cho mẹ bầu. Khoai môn giúp bảo vệ hệ tiêu hóa, tăng cường chức năng miễn dịch. Bà mẹ mang thai ăn khoai sọ, có thể thúc đẩy nhu động ruột, không giúp người mẹ hấp thụ và tiêu hóa protein cùng chất dinh dưỡng khác nhanh chóng, mà còn có khả năng loại bỏ các chất béo lắng đọng ở thành mạch máu, có tác dụng điều trị táo bón rất tốt khi mang thai và béo phì.

Đậu lăng

Đậu lăng rất giàu protein, axit amin, vitamin và khoáng chất. Ăn đậu lăng thường xuyên có thể cải thiện tình trạng chán ăn, thúc đẩy đi tiêu dễ dàng.


Bắp cải

Bắp cải giàu chất dinh dưỡng, chất chống oxy hóa, giàu vitamin, axit folic và chất xơ. Mẹ bầu ăn nhiều bắp cải có thể tăng cường tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón, cải thiện khả năng miễn dịch khi mang bầu.

Đậu Hà Lan

Đậu Hà Lan có nhiều các dinh dưỡng khác nhau rất cần thiết cho cơ thể, giúp thúc đẩy sự trao đổi chất và cải thiện hệ thống miễn dịch của cơ thể, điều này sẽ giúp baào thai được phát triển tốt nhất. Thêm vào đó, vỏ đậu Hà Lan chứa nhiều chất xơ sẽ giúp phòng ngừa táo bón hiệu quả.

Khoai lang

Không thể không nhắc đến tác dụng của khoai lang trong việc kích thích bài tiết, tiêu hóa và nhu động ruột, giúp mẹ bầu đi tiêu dễ dàng.

3. Thực phẩm bổ sung thích hợp

Cải thiện táo bón ngoài việc bổ sung chất xơ, mẹ bầu còn nên ăn những thực phẩm chứa nhiều những loại axit lactic và một số thành phần đặc biệt khác có tác dụng nhuận tràng như  

Dâu tây

Dâu tây giàu dinh dưỡng, có chứa nhiều vitamin và khoáng chất như: protein, axit hữu cơ, pectin và chất dinh dưỡng khác cần thiết cho cơ thể mẹ bầu. Điều quan trọng nhất là dâu tây có chứa nhiều pectin có thể giúp tăng cường tiêu hóa, mềm phân, giải quyết những khó chịu về đường tiêu hóa.

Rau diếp

Ăn rau diếp thường xuyên có thể cải thiện lưu thông máu trong hệ tiêu hóa, tăng cường hấp thu chất béo và protein. Khi máu lưu thông tốt, thải được enterotoxin thì sẽ giúp ngăn ngừa táo bón hiệu quả.

Sữa chua

Sữa chua bổ dưỡng, có chứa tất cả các chất dinh dưỡng của sữa tươi, đồng thời giàu axit lactic, axit acetic và axit hữu cơ khác có tác dụng kích thích sự tiết dịch vị, ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn có hại và làm sạch ruột.

Mẹo hay trị táo bón cho bà bầu



Bổ sung những thực phẩm giàu axit folic sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ bị dị tật ở thai nhi.

Các mẹ đều biết rằng vai trò của axit folic (hay còn gọi là folate) là vô cùng quan trọng trong thai kỳ. Vitamin B này giúp xây dựng cơ thể và duy trì các tế bào mới khỏe mạnh – đặc biệt các tế bào máu đỏ giúp cung cấp oxy cho em bé và cơ thể mẹ.

Folate cũng giúp cơ thể ngăn ngừa những thay đổi DNA có thể dẫn đến nhiều bệnh như ung thư và bệnh tim mạch. Khi mẹ đang cố gắng thụ thai hoặc đã mang thai thì vai trò của folate càng quan trọng hơn nhiều, sẽ giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh như tật nứt đốt sống. Các chuyên gia khuyên phụ nữ trước khi mang thai cần bổ sung 400mcg folate mỗi ngày, với bà bầu là 600mcg và phụ nữ cho con bú là 500mcg.

Vậy bổ sung folate bằng cách nào? Cách tốt nhất là mẹ hãy ăn những thực phẩm giàu dưỡng chất này trong chế độ ăn mỗi ngày. Dưới đây là danh sách những thực phẩm dồi dào axit folic, mẹ nên ăn để ngăn ngừa dị tật cho thai nhi.

Các loại hạt đậu



Đậu Hà Lan hoặc đậu lăng là nguồn thực phẩm dồi dào axit folic. Thực phẩm này cũng rất giàu protein, chất xơ, sắt và nhiều chất dinh dưỡng khác giúp hỗ trợ mẹ có thai kỳ khỏe mạnh.
Đậu Hà Lan hoặc đậu lăng là nguồn thực phẩm dồi dào axit folic.

Quả bơ

Quả bơ giàu chất béo không bão hòa đơn, chất xơ và vitamin E rất có lợi cho tim mạch. Trái cây ngọt ngào này còn cung cấp 120mcg folate trong một ly sinh tố - rất có lợi cho mẹ bầu.

Rau bina

Một bát rau bina cung cấp cho mẹ khoảng 58 mcg folate nhưng khi nấu lên, lượng folate tăng lên đáng kể tới 263mcg folate.

Măng tây

Măng tây là loại thực phẩm đứng đầu trong danh sách những thực phẩm dồi dào axit folic nên mẹ bầu đừng bỏ qua trong chế độ ăn uống hàng ngày.

Bông cải xanh

Bông cải xanh cũng là nguồn thực phẩm dồi dào axit folic với 1 bát bông cải xanh nấu chín có chứa tới 168mcg folate.

Củ cải đường

1 củ cải đường giúp cung cấp khoảng 40mcg axit folic và còn chứa lượng sắt lớn nên mẹ đừng bỏ qua khi mang thai.

Hạt hướng dương

Một cốc nhỏ hạt hướng dương chứa khoảng 150mcg folate, ngoài ra còn rất giàu các loại dầu, protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất có lợi cho tim mạch.

Cam

Một quả cam có chứa 50mcg folate. Thực phẩm này cũng giúp tăng sức đề kháng hiệu quả nên mẹ chớ bỏ qua trong chế độ ăn hàng ngày.

Thực phẩm giúp thai nhi tránh bị dị tật